Nhà
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam sẽ tự “tiêu vong”. Vấn đề này được rút
ra từ tác phẩm “Nhà nước và Cách Mạng”.
Với
tác phẩm Nhà nước và cách mạng , lần đầu tiêu học thuyết Mác – Lê nin về vần đề
nhà nước được trình một cách có hệ thống. Tất cả những luận điểm cơ bản, được
coi là cốt lõi về Nhà nước được thể hiện đầy đủ và sâu sắc nhất trong tác phẩm
này.Tuy nhiên để có được những luận điểm cơ bản cốt lõi này Lê- nin đã đấu
tranh chóng lại bọn chủ nghĩa cơ hội đã xuyên tạc học thuyết Mác về nhà nước, bọn
chúng xuyên tạc học thuyết Mác về nhà nước bằng cách có tình không nói cái quan
trong và bản chất trong học thuyết đó, làm lu mờ nó bằng những khái niệm trừu
tượng né tránh những vấn đề nóng bỏng như vấn đề về thái độ của giai cấp vô sản
đối với nhà nước trong cách mạng XHCN ; đồng thời đã gán cho các quan điểm của
Mác và Ăng ghen về nhà nước mang tính chất một chiều, phiến diện. Trên cơ sở đấu
tranh chống lại bọn cơ hội xuyên tạc học thuyết Mác về nhà nước Lê nin đã phân
tích hàng loạt vấn đề cơ bản của học thuyết Mác, Người đã chỉ rõ các quan điểm
của Mác và Ăng ghen được phát triển như thế nào, đã nhấn mạnh tầm quan trọng đặc
biệt của vấn đề nhà nước trong chủ nghĩa Mác.
Trong bài viết này tôi
xin trình bày về một phương diện của lý luận về nhà nước và cách mạng, đó là sự
“tiêu vong” của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong đó có Nhà nước chủ nghĩa xã hội
Việt Nam cũng không thể tránh khỏi số phận của mình.
Về vấn đề này đã được Ăngghen phân tích rất sâu
sắc “ Đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, giai đoạn tất nhiên phải
ghắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp thì sự phân chia đó làm cho
nhà nước trở thành một tất yếu. Bây giờ, chúng ta đang bước nhanh đến gần một
giai đoạn phát triển sản xuất, trong đó sự tồn tại của những giai cấp nói
trên…Xã hội sẽ tổ chức lại nền sản xuất trên cơ sở liên hợp tự do và bình đằng
giữa những người sản xuất, sẽ đem toàn thể bộ máy nhà nước xép vào cái vị trí
thật sự của nó lúc bấy giờ : vào viện bảo tàng đồ cổ, bên cạnh cái xa kéo sợ và
cái rìu bằng đồng” < NN&CM trang 56 dòng thứ 8 >
.
Lê nin đã dẫn đoạn nghị
luận của Ăng ghen và Người nhận xét rằng “những lời nói của Ăng ghen về “sự
tiêu vong” của nhà nước rất nổi tiếng và thường được trích dẫn luôn ”
<NN&CM trang 56 dòng 9 >. Những lời nói đó làm nỗi bật thật rõ chính
ngay thực chất của sự xuyên tạc thường ngày của bọn chủ nghĩa cơ hội đối với chủ
nghĩa Mác ; tiếp đến Lê nin trích đoạn nghị luận nỗi tiếng của Ăng ghen về “
công thức nhà nước tiêu vong “ của nhà nước trong tác phẩm chống Đuy- rinh, theo đó hoạt động đầu tiên trong
đó nhà nước thật sự là đại diện của toàn thể xã hội…..chiếm hữu tư liêu sản xuất
cũng đồng thời là hoạt động độc lập cuối cùng của nó với tư cách là Nhà nước.
Lúc đó sự can thiệp của nhà nước vào xã hội trở nên thừa và biến dần đi, việc
cai trị người nhường cho việc chỉ đạo các quá trình sản xuất. Nhà nước không thể
“ bị xóa mà tự nó sẽ tiêu vong.
Như vậy vấn đề là ở chỗ
không phải nhà nước nào cũng tiêu vong, các chế độ nhà nước sinh ra từ chế độ
tư hữu và đối kháng giai cấp mà đỉnh cao là nhà nước tư sản càng không thể tự
tiêu vong. Chỉ có nhà nước vô sản, nhà
nước dựa trên trình độ sản xuất hóa cao độ của lực lượng sản xuất, nhà nước này
lọt lòng trong cách mạng vô sản và chính nó là hình thức lịch sử đặc thù có những
cơ sở kinh tế chính trị văn hóa xã hội để đi tới sự tiêu vong.
Lý giải cặn kẽ những quan
điểm của Ăngghen, đồng thời phát triển sáng tạo tư tưởng quan trọng này, Lên
nin đã giành cả chương V của tác phẩm để trình bày rành mạch những tiền đề cơ sở
kinh tế và chính trị xã hội làm cho nhà nước tiêu vong hoàn toàn.
Trước
tiên là biểu hiện về mặt chính trị xã hội của sự tiêu vong nhà nước được lê nin luận giải rất sâu sắc. Lê nin
phân tích rằng, một khi đã thoát khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa thoát khỏi sự khủng
khiếp, dã man của chế độ người bóc lột người ấy thì người ta dần dần tôn trọng
các quy tắc sơ thiểu của đời sống chung trong xã hội, tôn trọng mà không cần có
bạo lực, không cần có sự cưỡng bức, trấn áp, không cần cái bộ máy cưỡng bức đặt
biệt gọi là “nhà nước” nữa. Mặt
khác, nếu nhà nước tư sản là nhà nước theo đúng nghĩa của nó “là bộ máy trấn áp
đặc biệt của giai cấp này đối với một giai cấp khác, hơn nữa lại là thiểu số
thiếu đối với đa số” Trang 162 dòng 8, vì vậy nó phải hung ác, tàn bạo, gây ra
hàng bể máu. “Trái lại, nhà nước vô sản không còn đúng nghĩa của nó nữa vì việc
đa số người hôm nay là nô lệ làm thuê trấn áp thiểu số người bóc lột là việc
tương đối dễ dàng, đơn giản, tự nhiên, ít tốn máu hơn, ít tốn kém hơn sự trấn
áp những cuộc khởi nghĩa của nô lệ, của nông nô, của công nhân làm thuê, nên đối
với nhân loại, sẽ ít tốn kém hơn nhiều. sự trấn áp ấy có thể dung hợp với việc
mở rộng chế độ dân chủ cho tuyệt đoại đa số nhân dân” vì thế bộ máy trấn áp đặc
biệt ấy cũng bắt đầu mất dần.
Tiếp
đến là cơ sở kinh tế. Lê nin đã chỉ ra rằng nhà nước không thể mất đi ngay sau
khi lật đổ các giai cấp bóc lột. Sự tiêu vong đó của nhà nước là một quá trình lâu dài, nó chỉ được thực hiện hoàn
toàn ở giai đoạn cao của chủ nghĩa cộng sản “nhà nước – Lê nin viết, sẽ có thể
tiêu vong hoàn toàn khi xã hội đã thực hiện nguyên tắc:” làm theo năng lực, hưởng
theo nhu cầu nghĩa là khi người ta rất quen tôn trọng những quy tắc cơ bản của
đời sống chung trong xã hội, và năng suất lao động của cãi đã lên cao đến mức
người ta sẽ tự nguyện làm hết năng lực<NN&CM trang 171 dòng 11>. Và
do đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng như thế nào để trong tương
lai có thể diệt vong.
Những đặc trưng chung, có
tính chất tiêu biểu được biểu hiện dưới hình thức phôi thai trong công xã Pa-
ri mà kinh nghiệm của nó được lê
nin nghiên cứu kỹ trong tác phẩm nhà nước và cách mạng.
Trước hết cần phải thiết
lập chế độ dân chủ mới, dân chủ kiểu cao trong lịch sử. việc giai cấp vô sản và
toàn thể quần chúng lao động nắm chính quyền là bước ngoặc cơ bản trong lịch sử
các tổ chức chính trị, là “ bước ngoặc từ chế độ dân chủ tư sản sang chế độ dân
chủ vô sản, từ chế độ dân chủ của bọn áp bức sang chế độ dân chủ của những giai
cấp bị áp bức, từ chỗ nhà nước là một “ lực lượng đặc biệt” để trấn áp một giai
cấp nhất định sang chỗ dùng lực lượng chung của đa số nhân dân, công nhân và
nông dâm, để trấn áp bọn áp bức”
Nếu bọn bóc lột đã bị sức
mạnh của đa số nhân dân trấn áp, nếu mức độ phát triển của nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa đã làm cho chức năng trấn áp các giai cấp bốc lột trở nên không cần
thiết nữa và những vụ cơ bản của nhà nước đã tập trung vào lĩnh vực tổ chức
kinh tế và giáo dục, thì chế độ dân chủ đó đã chuẩn bị được những điều kiện để
chuyển một cách tự nhiên và hợp quy luật quản lý nhà nước cho toàn thể công
nhân, và do đó dẫn đến sự tiêu vong của nhà nước. Như ậy quá trình tiêu vong
nhà nước đồi hỏi sự phát triển không ngừng của nhà nước, sự phát triển hoàn thiện
nền dân chủ với những nguyên tắc cơ bản của nó.
Một
đặc trưng nữa của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa khiến cho nhà nước có thể tiêu
vong là làm cho bộ máy nhà nước có “ giá rẻ”. Bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa
trái với nhà nước tư sản là có khuynh hướng tinh giản, chi phí cho nó ngày càng
ít đi. Trong tác phẩm NN&CM Lê nin
đã nói nhiều đến đặc trưng của nhà nước kiểu mới. Nhưng luận điểm lê nin không nên hiểu một cách đơn giản
và không nên từ đó mà thực hiện chủ nghĩa bình quân, làm cho tiền lương của mọi
người ngang nhau không kể đến số lương lao động của họ; Về luận điểm này của Lê
nin, Nước ta nói riêng và các nước XHCN trên thế giới đã từng hiểu sai về nó,
vì quá nóng vội để đạt đến đỉnh cao là Chủ nghĩa Cộng sản, các nước CNXH đã hiểu
một cách đơn giản, thực hiện chủ nghĩa bình quân, chủ nghĩa tập trung và kết quả
đã dẫn đến sự sụp đỗ của hàng loạt các nước XHCN trên thế giới trong đó có Người
anh Cả Liên Xô.
Cùng với vấn đề trên, Lê nin còn nhấn mạnh rằng phải
làm cho việc kiểm kê, kiểm soát sản xuất và phân phối ngày càng trở nên đơn giản,
tiến tới tất cả mọi người điều lần lượt đảm nhiệm.
Trong
vấn đề nhà nước tiêu vong, bọn vô chính phủ đã xuyên tạc khuyê tán lên thành luật
thuyết không chính phủ, không nhà nước cần xóa bỏ ngay nhà nước. bọn chủ nghĩa
cơ hội thì rêu rao luận điệu “ Nhà nước nhân dân tự do” tức là tiến lên xã hội
chủ nghĩa dần dần không cần cách mạng xáo bỏ nhà nước tư sản.
Nhưng
sự phát triển ấy sẽ nhanh chóng như thế nào, lúc nào thì nó sẽ đi đến chỗ đoạn
tuyết với sự phân công lao động, biến được lao động thành một nhu cầu bậc nhất
của cuộc sống.
Như
vậy chúng ta có thể nói rằng Nhà nước Chủ nghĩa xã hội Việt Nam tất yếu sẽ tự “tiêu
vong”, đồng thời nhấn mạnh vào tính chất lâu dài của quá trình ấy, còn thời hạn
bao lâu và hình thức cụ thể của sự tiêu vong ấy như thế nào thì chúng ta không
biết, nhưng chắc chắn rằng thế nào cũng “tiêu vong”.
Nguyễn Thanh Đoàn Em Utopia/NCC
<>
<>
<>
<>
<>
0 Comments