Phân tích những mặt mạnh và yếu của nền kinh tế Trung Quốc trước khi thành lập nước giai đoạn 1949 – 1952 và ảnh hưởng của giáo dục đến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc hiện nay



A.   MỞ ĐẦU

Để có tăng trưởng kinh tế phải có các nhân tố tất yếu: nhân tố tự nhiên, nhân tố con người, các yếu tố vật chất do con người tạo ra (công nghệ, vốn). Nhân tố con người còn được gọi bằng những khái niệm khác nhau như nguồn nhân lực, tài nguyên con người, nguồn vốn con người. Khi cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, khi mà nền kinh tế thế giới đã và đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn lực con người, nguồn lực trí tuệ càng được thừa nhận vai trò trung tâm trong quá trình phát triến.
Đầu tư cho phát triển nguồn lực hay chính là đầu tư cho giáo dục con người mang lại hiệu quả kinh tế cao, tiết kiệm được việc khai thác sử dụng các nguồn lực khác. Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Trung Quốc
Trung Quốc đã cho thấy đầu tư  vào giáo dục cho phát triển nguồn lực con người mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định hơn, tiểu biểu là hiện nay nền kinh Trung Quốc đứng thứ 2 trên thế giới sau Mĩ.
Đất nước ta đã bước sang thế kỉ XXI, cả nước đang tiếp tục công cuộc đổi mới sâu sắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Trung ương khóa II khẳng định “ Muốn tiến hành công nghiệp hóa – hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo. phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững, để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Sự nghiệp giáo dục được coi trọng là” quốc sách hàng đầu”của nước ta.
Xây dựng một nền giáo dục hiệu quả, tiên tiến là một vấn đề quan trong, là một nhiệm vụ hết sức to lớn của nước ta, tuy nhiên trong thời gian qua, sự nghiệp giáo dục nước ta, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Nguyên nhân thì có rất nhiều nguyên nhân trong đó không thể không kể đến việc nước ta sao chép các mô hình giáo dục trên thế giới một cách không có chọn. Trong khi đó Trung Quốc là một nước XHCN có cùng đặc điểm về sự phát triển kinh tế, văn hóa, tư tưởng thì ta lại ít học hỏi, chúng ta cứ chạy đua tiếp thu những luồng văn hóa tư tưởng, phương pháp giáo dục của phương tây và cũng vì lý do này, tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích những mặt mạnh và yếu của nền kinh tế Trung Quốc trước khi thành lập nước ; giai đoạn 1949 – 1952 và ảnh hưởng của giáo dục đến sự phát triển kinh tế của Trung Quốc hiện nay”để cho chúng ta thấy nước láng giềng chúng ta có gì để ta học hỏi, và rút ra bài học kinh nghiệm cho nước ta.


Bàn về nền kinh tế hay về giáo dục của Trung Quốc, có rất nhiều những bài viết, tham luận của những nhà kinh tế, nhà giáo dục nổi tiến. Tuy nhiên, những bài viết này đó mới chỉ đánh giá, phân tích một lĩnh vực nhất định về kinh tế hoặc về giáo dục,  rất ít hay là chưa có những bài viết tham luận về sự tác động biện chứng giữa giáo dục đối với nền kinh tế của Trung Quốc cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3.      Mục đích nghiên cứu
Đi vào phân tích được những mặt mạnh và yếu của nền kinh tế Trung Quốc trước khi thành lập nước ; giai đoạn 1949 – 1952 và phân tích ảnh hưởng của nền giáo dục đến sự phát triển của đất nước, từ đó so sánh với nền giáo dục Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
-    Đối tượng nghiên cứu : Nền kinh tế và giáo dục Trung Quốc. Giáo dục Việt nam bài học kinh nghiệm cho giáo dục Việt Nam
-    Phạm vi nghiên cứu : Bài nghiên cứu chỉ nghiên cứu những nội dung chủ yếu về kinh tế, giáo dục Trung Quốc từ đó so sánh với giáo dục Việt Nam và rút ra bài học kinh nghiệm. Bài nghiên cứu được thực hiện tại Trường đại học Sư phạm TP.HCM.
-    Bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp lịch sử và logic, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, thống nhất giữa cái chung và cái riêng.
-         Tiểu luận có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy về kinh tế, giáo dục của Trung Quốc.
-         Phần liên hệ với giáo dục Việt Nam ta có thể làm tài liệu tham khảo trong một số nghiên cứu về nền giáo dục Việt Nam hiện nay làm cho giáo dục Việt nam ngày càng hoàn thiện hơn.

B. NÔI DUNG

CHƯƠNG I : PHÂN TÍCH NHỮNG MẶT MẠNH VÀ YẾU CỦA NỀN KINH TẾ TRUNG QUỐC TRƯỚC KHI THÀNH LẬP NƯỚC ; GIAI ĐOẠN 1949 – 1952

map china 150x150 ICED1.1 Vài nét giới thiệu về đất nước Trung Quốc

- Diện tích : 9.600.000 km2
-  Dân số : 1.262 triệu
- Thủ đô : Bắc Kinh
- Quốc khánh : ngày 1 tháng 10 ( 1949)
- Ngôn ngữ chính : tiếng Trung Quốc
- Tín ngưỡng : Đạo Khổng
- Đơn vị tiền tệ : Nhân dân tệ
- Văn phòng visa :
+ Đại sứ quán Trung quốc : 46 Hoàng Diệu – Ba Đình – Hà Nội – ( 04) 8235569
+ Tổng lãnh sự quán 175 Hai Bà Trưng – Q1 – TPHCM – ( 08 ) 8292457
- Giao dịch thương mại giữa các nước Châu Á và Trung Quốc ngày phát triển, đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế ở khu vực. Trong xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, văn hoá phương Đông lại càng được nghiên cứu nhiều hơn và việc học tiếng Trung là công cụ tốt nhất để bắt đầu tìm hiểu về văn hoá phương Đông. Trung Quốc: nơi bạn có thể du học bằng tiếng Trung với chất lượng giáo dục cao, ngành nghề đào tạo rất đa dạng và phù hợp với nhiều trình độ, thủ tục du học rất đơn giản, chi phí thấp.
- Nhiệt độ trung bình ở Trung Quốc vào mùa hè khá cao, giống ở Việt Nam. Mùa đông ở Trung Quốc lạnh hơn và có tuyết rơi ở nhiều nơi.
Đặc trưng nổi bật của nền kinh tế Trung Quốc là nền văn minh nông nghiệp với các loại kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, các nghề thủ công hoạt động trong các công xã nông thôn tự cấp, tự túc, khép kín. Các hoạt động sản xuất, trao đổi buôn bán phát triển  dân đến sự xuất hiện nhiều trung tâm buôn bán lớn VD như lâm truy (tệ), hàm đan (triệu), khai phong(ngụy)….vvv.
Gắn liền với những thành tựu kinh tế , thời kỳ cổ đại cũng ghi nhận những đóng góp của TQ trong việc phát minh ra những thành tựu quan trọng về khoa học – kỹ thuật như: Y tế, tìm hiểu về thiên văn học, toán họ…ghóp tích cực vào việc thúc đẩy kinh tế phát triển.
Tuy nhiên trong hoạt động nông nghiệp còn mang tín tự cung, tự cấp , khép kín.

1.2.2  Trung thời kỳ trung đại

Trong thời kỳ trung cổ cùng với sự tàn lụi của nền văn minh cổ đại, trung quốc cũng hình thành những yếu tố của chế độ phong kiến phương đông tập quyền mà gắn liền với nó là nền kinh tế phong kiến.
với nên kinh tế phong kiến các hoạt động nông nghiệp, thủ công nghiệp đều có những chuyển biến tích cực : các kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được cải tiến, kinh nghiệm làm nông của nông dân được tích lũy ngày càng nhiều ; các ngành nghề thủ công phát triển đa dạng với nhiều sản phẩm nổi tiếng, các hình thức tổ chức ngành nghể cũng có chuyển biến tích cực. Đến thế kỷ XVI, các công trường thủ công mang tính chất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở trung quốc đã xuất hiện đó là các công trường thủ công với các ngành nghề dệt vải, đồ sành sứ, chạm khảm….(công trường thủ công Giang Tô có quy mô khá lớn 1000 khung dệt lụa, 4000 thợ).Sự phân công lao động xã hội đã được thực hiện bước đầu ; một sản phẩm như bình sứ phải qua tay 50 người.
Tuy nhiên cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến là nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp. Xét về ngành nghề thì nông nghiệp là chủ yếu, thủ công nghiệp phụ thuộc vào nông nghiệp chỉ tồn tại là nghề phụ trong gia đình nông dân. Chính sự gắn bó chặt chẽ giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp khiến cho phân công xã hội không phát triển.
Trong khi các nước phương tây đã lần lượt tiến trên con đường tư bản chủ nghĩa và thực hiện bành trướng thế lực sang phương Đông. Thì trung quốc và một số quốc gia châu Á khác vẫn đang chìm sâu trong đêm trường trung đại  nên Trung Quốc đã sớm trở thành  đối tương  xâm lược và thôn tính của phương Tây.
Kinh tế trung quốc thời kỳ cận đại là một nền kinh tế nữa thuộc địa, nữa phong kiến với những đặc trưng nổi bật :
Công nghiệp có bước phát triển,tuy nhiên phụ thuộc các đế quốc. Cùng với sự xâm nhập của thế lực chính trị phương tây, sự mục nát, rệu rã và bất lực của nhà nước phong kiến, các thế lực đế quốc phương tây đã từng bước khống chế khai thác và bốc lột ngày càn thậm tệ nền : Đến năm 1936 các tập đoàn tư bản ước ngoài ở trung quốc chiếm khoảng 41% tổng số vốn ngành công nghiệp, sản xuất 80% lương gang, 56% lượng than……
Bộ mặt của nền kinh tế trung quốc vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu với công cụ sản xuất thô sơ, năng xuất thấp  dẫn đến  tình trạng thiếu lương thực, sản lượng lương thực bấp bênh.
Nền tài chính tiền tệ luôn ở trong tình trạng hỗn loạn, nợ nước ngoài và trong nước chồng chất, cán cân thương mại luôn phải nhập siêu, lạm phát ngày càng gia tăng, đời sống nhân dân ngày càng bi đát.
Nhưng chính sự xâm nhập của tư bản nước ngoài đã từng bước phá vỡ nền kinh tế tự nhiên : nhiều ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống bị phá sản. quan hệ mua bán hàng hóa đã xâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội kéo theo những biến đổi trong đời sống chính trị ở trung quốc : Hai giai cấp mới đã xuất hiện ở trung quốc là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.Vào năm 1915, số lượng công nhân ở Trung Quốc đã lên tới 10 triệu người. Giai cấp vô sản ngày càng trưởng thành và được đánh dấu bằng việc ra đời của ĐCS Trung quốc ngày 01\06\1921. Cuộc đấu tranh để giải phóng Trung quốc ngày càng phát triển sâu rông. Năm 1949, cuộc CMDTDCND ở Trung quốc giành thắng lợi quyết định. Ngày 01/10/1949 nước CHND Trung Hoa ra đời đưa đất nước Trung Quốc đã bước sang giai đoạn mới
·        Giai đoạn khôi phục kinh tế 1949 – 1952
Với thắng lợi  của cuộc cách mạng  dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung quốc , nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập 01-10-1949, Đảng cộng sản Trung quốc trở thành người lãnh đạo, nhân dân lao động Trung quốc trở thành người làm chủ đất nước tiến lên công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trên thế giới hệ thống xã hội chủ nghĩa đã lớn mạnh đứng đầu là Liên Xô, là người Anh cả giúp đỡ về mọi mặt trong quá trình xây dựng đất nước.Với những thuận lợi đó từ năm 1949 – 1952 công cuộc khôi phục kinh tế đã được triển khai trên tất cả các lĩnh vực kinh tế.
Nông nghiệp : Từ tháng 6 / 1950, Trung quốc đã thực hiện cải cách ruộng đất và đến cuối năm 1952 đã cơ bản hoàn thành. Kết quả là 46 triệu ha ruông đát được chia cho 300 triệu nông dân. Quan hệ sản  phong kiến đã bị thủ tiêu, nông dân Trung quốc đã thoát khỏi sự bóc lột địa tô của  giai cấp địa chủ, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất trong nông thôn được giải phóng và phát triển. Cùng với việc thực hiện cải cách ruộng đất, Trung quốc đã bước đầu xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp. Năm 1951, có 300 hợp tác xã, tới năm 1952 số hợp tác xã đã là 4000 hợp tác xã. Để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển Trung quốc đã chú ý phát triển hệ thống thủy lợi.
Công thương nghiệp : Trung  Quốc  quốc hữu hóa xí nghiệp tư bản, biến 2858 doanh nghiệp của tư bản độc quyền thành doanh nghiệp nhà nước. Tính đến 1952 đã có 9500 xí nghiệp quốc doanh. Trên cơ sở ấy, các cơ sở kinh tế quốc doanh đã hình thành và nhà nước nắm lấy mạch máu kinh tế quan trọng. đến năm 1952, trong công nghiệp, kinh tế quốc doanh chiếm 50% giái trị sản lượng ; trong thương nghiệp, kinh tế quốc doanh chiếm 95% tổng số chu chuyển hoàng hóa và vật tư. Năm 1952 so với năm 1949, giá trị sản lượng công nghiệp tăng 77.5%
Từ biến đổi ấy, giá cả và tiền tệ cũng đi vào ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.
      Nhìn chung, qua 3 năm khôi phục kinh tế nền kinh tế Trung quốc đã được khôi phuc và cải thiện rõ tệ. Riêng trong lĩnh vực công nghiệp đến năm 1952 tổng giá trị sản lượng đạt 117.5% so với năm 1949. Đời sống vật chất nhân dân đã được ổn định và cải thiện.
Tuy nhiên Trung quốc vẫn là một nước kém phát triển, nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, sản phẩm công nghiệp tính theo đầu người còn thấp ( thép 2.3 kg, dầu lửa 0.7 kg v.vv) hàng năm trung quốc phải nhập đến 95% số lượng thếp, 99% dầu mỏ, 76% thiết bị máy móc…. Để khắc phục tình trạng này, con đường thực hiện công nghiệp hóa là  một sự lựa chọn tất yếu.

CHƯƠNG II : ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO DỤC TRUNG QUỐC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRUNG QUỐC

2.1  Khái quát hệ thống giáo dục của Trung Quốc

Sự nghiệp giáo dục được xem là yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng và phát triển của đất nước Trung Quốc, nhất là kể từ năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập dưới thời Mao Trạch Đông, giáo dục đã được đẩy lên là một trong những nhân tố được ưu tiên nhất trong chính sách phát triển của Trung quốc. Cuối cùng, chính cuộc cách mạng văn hóa cũng góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của hệ thống giáo dục Trung Quốc lên những tầm cao mới. Bước vào thế kỷ 21, nền kinh tế tri thức là động lực chính cho toàn cộng đồng thì giáo dục lại càng quan trọng hơn trong việc định hình cho tương lại của một quốc gia. Đồng thời thông qua giáo dục mỗi cá nhân có thể nhận biết tiềm năng của mình để góp phần mang lại lợi ích cho cộng đồng, cho đất nước và hướng tới một cuộc sống cá nhân đầy đủ. Vì thế Phát triển giáo dục được Trung Quốc đặt là một nhiệm vụ hàng đầu và hết sức quan trọng. Với chính sách "phát triển đất nước thông qua khoa học và giáo dục", trẻ em Trung Quốc được hưởng nền giáo dục bắt buộc, miễn phí trong 9 năm (từ lớp 1 tới lớp 9). "Hướng tới nền giáo dục hiện đại, tới thế giới và tương lai" là đường hướng chủ đạo cho sự phát triển hệ thống giáo dục cả ngắn hạn và dài hạn.
Hiện nay, hệ thống giáo dục của Trung Quốc được đánh là một hệ thống giáo dục chất lượng cao, ngành nghề đào tạo rất đa dạng và phù hợp với nhiều trình độ khác nhau.

2.1.1 Giáo dục mầm non.

      Chương trình giáo dục dục mầm non được thực hiện qua hệ thống các nhà trẻ, mẫu giáo và các trung tâm chăm sóc trẻ em với chương trình kéo dài 2 năm cho trẻ em từ 3 đến 5 tuổi, các em có thể ở nội trú hay bán trú. Các trung tâm nuôi dạy trẻ phải được Bộ Giáo dục Trung Quốc cấp phép.  Phầm lớn các trường mẫu giáo hoạt động 2 buổi trong ngày, các trường mẫu giáo kết hợp chăm sóc trẻ với giảng dạy để các em sẽ phát triển thể chất, đạo đức, tri tuệ và thẫm mỹ một cách hài hòa để sẵn sang cho giáo dục tiểu học trung học chính thức

2.1.2 Giáo dục tiểu học.

Giáo dục tiểu học gồm 6 năm học dành cho trẻ từ 6-12 tuổi. Có thể nói phổ cập giáo dục tiểu học là một thành tựu vĩ đại của chính phủ kể từ sau công cuộc đổi mới trong điều kiện đất nước có diện tích và dân số lớn và sự chênh lệch về mọi mặt giữa các vùng miền cao.  Căn  cứ  theo  Luật  giáo  dục  bắt  buộc  9  năm,  giáo  dục  tiểu  học  được  miễn  phí,  trẻ thuộc các gia đình khó khăn còn nhận được tài trợ của nhà nước, các thành phần xã hội khác  được  khuyến  khích  thành  lập  trường  tư.  Với  những  nỗ  lực  nhằm  thu  hẹp  khoảng cách giữa các vùng miền, giáo dục trẻ đặc biệt và bồi dưỡng học sinh giỏi, Trung Quốc còn  thành  lập  các  trường  điểm  (hay  trường  chuyên)    các  trường  đặc  biệt    mỗi  địa phương. Ngoài ra còn các trường tiểu học dành cho người lớn nhằm xóa mù chữ và phổ cập giáo dục cho người không nằm trong độ tuổi đến trường.
Trẻ đến trường 5 buổi một tuần , mỗi tuần học chia ra thành 24 đến 27 tiết học với 45 phút/tiết. Một năm học kéo dài 9 tháng với 2 kỳ nghỉ: nghỉ hè vào tháng 7, 8 và kỳ nghỉ đông vào tháng 1,2. Chương trình học gồm các môn tiếng Hoa, toán, giáo dục thể chất, nhạc, họa, nhập môn tự nhiên, lịch sử và địa lý cùng với các buổi sinh hoạt về chính trị và đạo đức. Gần đây môn tiếng Anh đã được đưa vào chương trình tiểu học từ lớp 3. Ngoài ra từ lớp 4 học sinh phải tham gia các buổi lao động và hoạt động ngoài giờ khác.

2.1.3 Giáo dục trung học.

Bao gồm giáo dục phổ thông và giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp
Dành cho học sinh từ 12-17 tuổi. Các trường phổ thông chủ yếu do chính quyền địa phương điều hành. Các trường phổ thông do nhà nước điều hành bao gồm trường sơ trung và cao trung(tương đương với cấp 2 và cấp 3), cả hai hệ đều kéo dài 3 năm. Các môn học bao gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, chính trị, lịch sử, địa lý, vật lý, hoá học, sinh vật, kỹ thuật lao động. Sinh viên không bắt buộc phải học cao trung và phải trả khoản học phí nhỏ cho chương trình này. Các trường phổ thông tư thường có chương trình giáo dục chuyên và có xu hướng thiên về dạy nghề nhưng bằng cấp của các trường này được coi là tương đương với các trường công lập. Các siên tốt nghiệp từ các trường chuyên thường có khả năng đỗ đại học cao hơn. Sinh viên tốt nghiệp từ các trường sơ trung thường vào học tại các trường cao trung. Tuy nhiên, có một số sinh viên chọn học tại các trường dạy nghề hoặc trường phổ thông chuyên trong thời gian 3 đến 5 năm.




Giáo dục Cao đẳng và Đại học: Hiện nay hệ thống giáo dục CĐ và ĐH ở Trung Quốc bao gồm các bộ môn khoa học toàn diện, đa hình thức với thời gian học tập 3 năm đối với cao đẳng và đại học là 4 năm , cá biệt có một số trường học 5 năm.

Để vào trường đại học hay cao đẳng, các sinh viên cần thi đại học - thường diễn ra vào tháng 7 hàng năm. Việc sinh viên đỗ đại học hay không tuỳ thuộc vào số lượng thí sinh tham dự kì thi đại học và điểm của bài thi. Vì vậy, vào được đại học đối với sinh viên Trung Quốc cũng là sự cạnh tranh khá lớn. Những sinh viên không đỗ đại học có thể vào các trường cao đẳng tư nếu muốn tiếp tục việc học tập. Học tập tại các trường cao đẳng này thường đắt đỏ hơn các trường đại học công lập. Các sinh viên không có điều kiện học đại học, cao đẳng có thể trau dồi kiến thức cho mình thông qua quá trình làm việc.
Thời gian học:
+ Cao đẳng    : 3năm
+ Đại học      : 4 - 5 năm tuỳ từng chuyên ngành
+ Thạc sỹ      : 2-3 năm
+ Tiến sĩ        : 3 năm.

        Đối với sinh viên Quốc tế sang học tập tại các trường đại học của Trung Quốc thì đa phần không phải thi đại học mà chỉ yêu cầu học sinh tốt nghiệp THPTvới số điểm trên 5,0 độ tuổi học (dưới 25 tuổi), trừ một số trường nổi tiếng ở Bắc Kinh như: Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh...thì yêu cầu học sinh phải thi đầu vào đại học.
Để tạo điều kiện hơn cho học sinh Quốc tế, các trường thường không yêu cầu trình độ tiếng Trung ngay khi nhận hồ sơ mà có thể nhận học sinh chưa biết tiếng học tiếng Trung ngay tại trường mình hoặc một trường khác chuyên giảng dạy về tiếng, sau đó mới học chuyên ngành.
Các trường đại học và cao đặng đều có các khóa học đa dạng như là cơ khí, kinh doanh, truyền thông đại chúng, thiết kế, thông tin viễn thông. Một số môn học chuyên ngành là thế mạnh của Trung quốc như : Văn hóa Đông Phương, Nghệ thuật Trung Quốc, Đông y dược, Thương Mại, Công nghệ thông tin, Kiến trúc... và cả các chuyên ngành Kỹ thuật và công nghệ khác.

Một số trường cao đẳng và đại học Trung quốc

Bắc Kinh
- Đại học Nhân dân Trung quốc
- Đại học Ngôn ngữ và Văn hoá Bắc Kinh
- Đại học Công nghệ Bắc Kinh
Nam Ninh
- Đại học Nam Ninh
- Đại học Sư phạm Nam Ninh

Quảng Châu 
- Đaị học Trung Sơn Quảng Châu
- Đại học Y học cổ truyền Quảng Châu.
 

2.2  Tác động của giáo dục đến nền kinh tế  Trung Quốc

2.2.1 Sự tác động của giáo dục đến nền kinh tế

Trung Quốc là một nước đang phát triển mạnh với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trong đó nhà nước đóng vai trò chính. Hiện này nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ. Điều đó được chứng minh qua các số liệu sau :
-         GDP : 7.260 tỷ USD năm 2011 và 8.250 tỷ USD năm 2012 .
-          Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đạt 9.2% năm 2011 và 7.8 năm 2012
-         Lực lương lao động là 795.5 triệu người trong đó nông nghiệp : 36.7%, công nghiệp : 28.7%, dịch vụ : 34.6% năm 2012
-         GDP bình quân đầu người (PPP) đạt 8.500 USD năm 2011 và 9.100 năm 2012
-         Tỷ lệ thất nghiệp : 4.1% năm 2011, và 4.1% 2012
Sự phát triển kinh tế Trung Quốc có sự đống góp của nhiều lĩnh vực quan trọng trong đó phải kể đến giáo dục – một ngành chiến lược của Trung Quốc.
Nhờ những chính sách giáo dục hiệu quả của chính phủ Trung Quốc mà số sinh viên tốt nghiệp tăng lên hàng năm. Theo số của Bộ Giáo dục Trung Quốc :
Biểu đồ  : 

Ta có thể thấy sự tác động qua lại giữa tăng trưởng kinh tế hàng năm và hiệu quả của nền giáo dục Trung Quốc , tỉ lệ thất nghiệp  và số sinh viên tốt nghiệp hàng năm qua bảng số liệu sau :
Bảng số liệu

Năm
GDP(tỷ USD)
Tỉ lệ thất nghiệp %
Số sinh viên tốt nghiệp(triệu người)
2009
4.980
4.3
610
2010
6.040
4.1
630
2011
8.500
4.1
660
2012
9.100
4.1
680

2.2.2 Những thành tựu của giáo dục Trung Quốc

Trong những năm gần đây Trung Quốc được biết đến là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh, nền kinh tế đứng thứ 2 trên thế giới với tốc dộ tăng trưởng cao và liên tục tăng qua các năm. Đóng ghóp cho sự phát triển rực rỡ đó của kinh tế Trung Quốc phải kể đến giáo dục. Nền giáo dục Trung Quốc được biết đến với nhiều thành tựu không kém gì kinh tế.
-         Thành tựu thứ nhất : Phổ cập giáo dục bắt buộc chín năm ( lớp 1 – 9 )

Trở lại năm 1949, hơn 80% dân số Trung Quốc không biết chữ, tỷ lệ tuyển sinh các trường tiểu học là dưới 20% và tỷ lệ nhập học trường trung học cơ sở chỉ vỏn vẹn 6%. . Đến năm 2009 thì mọi thứ đã khác hoàn toàn, năm 2008 đã có tổng cộng 300.900 trường tiểu học, với 103.315 học sinh ; 57.900 trường trung học cơ sở, với 55.849.700 học sinh do đó tỷ lệ nhập học các trường trung học cơ sở đã tăng lên 99.5% và 98.5%, trong khi tủ lệ mù chữ của người lớn đã giảm xuống 3.85%. Giáo dục chín năm là bắt buộc và hoàn toàn miễm phí.
-         Thành tựu thứ hai : Sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp đã được tăng tốc.
Giáo dục nghề nghiệp đã được phát triển với quy mô lớn. Hơn 1 triệu sinh viên được tuyển dụng khi tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp ( năm 2006 ). Trong năm 2007 con số này tăng lên 500.000. Trong năm 2008, hơn 19 triệu học sinh tốt nghiệp và đã có 8.4 triệu đã được tuyển dụng

-         Thành tựu thứ ba: Về giáo dục đại học
Năm 1949 chỉ có 117.000 sinh viên theo học tại các cơ sở giáo dục đại học ở Trung Quốc. Năm 1999, chính phủ Trung Quốc đã quyết định mở rộng quy mô giáo dục đại học của mình bằng một biên độ lớn, nhằm thúc đẩy giáo dục đại học của Trung Quốc vào một kỷ nguyên mới để đáp ứng nhu cầu của thế kỷ 21. Năm 2006, chính phủ Trung Quốc đặt chất lượng giáo dục là cốt lỗi của phát triển giáo dục đại học. Với việc thay đổi mãnh mẽ về quy mô này, giáo dục đại học của Trung Quốc đang cung cấp và hỗ trợ mạnh mẽ về nguồn nhân lực cho sự nghiệp hiện đại hóa của Trung Quốc
Quy mô giáo dục đại học của Trung Quốc được xếp hạng là số 1 trên thế giới vượt qua  Nga, Ấn Độ và Hoa Kỳ, Trong năm 2008 có 6.077.000 sinh viên được nhận vào các trường đại học ở Trung Quốc, tăng 6 lần so với năm 1998 ; 20.210.000 sinh viên đang học trong các trường đại học, tăng 4.5 lần so với năm 1998 và 172 lần so với năm 1949.
-         Thành tựu thứ tư : Về chất lượng giáo dục, là chương trình nghị sự hàng đầu
Năm 1999, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hội đồng Nhà nước đã tổ chức Hội nghị công tác quốc gia thứ 3 về giáo dục kể từ khi áp dụng mở cửa và cải cách và đưa ra quyết định vào chiều sâu cải cách giáo dục và thúc đẩy toàn diện chất lượng giáo dục.  Sau sự sắp xếp trật tự của Trung ương, nghiên cứu có hệ thống về chất lượng giáo dục được thực hiện và các biện pháp thúc đẩy hơn nữa chất lượng giáo dục đã được đưa ra. Những thành tựu mới đã được ghi trong việc thực hiện chất lượng giáo dục.
Tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong giáo dục đạo đức ở trường. Theo nguyên tắc "lấy giáo dục đạo đức làm cơ sở và ưu tiên của giáo dục", Trung Quốc đã tiến hành quy hoạch tổng thể của hệ thống giáo dục đạo đức trong các trường tiểu học và trung học và đại học mà liên quan đến việc canh tác của đạo đức trong sinh viên là nhiệm vụ cơ bản của trường giáo dục và tích hợp các hệ thống giá trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi vào toàn bộ quá trình giáo dục quốc dân.
Trung Quốc đã chú trọng đến giáo dục thẩm mỹ và nuôi dưỡng tinh thần làm việc và không ngừng cải thiện điều kiện vệ sinh tại cơ sở, đặc biệt tại các trường học nông thôn. Giáo dục sức khỏe, đặc biệt là giáo dục về sức khỏe tâm lý, đã được nhấn mạnh để thúc đẩy tăng trưởng âm thanh của sinh viên của chúng tôi cả về thể chất lẫn tinh thần.
-         Thành tựu thứ năm : Chất lượng của giáo viên, đặc biệt là ở khu vực nông thôn đã được cải thiện liên tục.
Trong nhiều năm, Đảng và chính phủ của chúng tôi đã có biện pháp mạnh mẽ và hiệu quả để tạo ra môi trường thuận lợi để thu hút một số lượng lớn các tài năng xuất sắc để trở thành giáo viên. Trung Quốc đã cố gắng để ủng hộ các đặc tính trong xã hội "tôn trọng giáo viên và chú ý đến giáo dục. Trung Quốc muốn dựa vào giáo viên của mình,  áp dụng  mọi phương tiện để phát triển các nhóm giảng dạy và hoàn toàn huy động sáng kiến ​​cũng như sự sáng tạo của giáo viên của mình.
Chất lượng tổng thể của giáo viên trong các trường tiểu học và trung học đã được cải thiện. Hệ thống việc làm và hệ thống ứng dụng mở cho bài giảng dạy mới cho tất cả các trường tiểu học và trung học đã được thành lập và cải thiện, làm cho bước tiến khác trong cải cách hệ thống giáo viên cho các trường tiểu học và trung học.
Chúng tôi cũng đã thành lập "Giải thưởng quốc gia cho giáo viên nổi tiếng trong các tổ chức giáo dục đại học. Đến nay, 280 thành viên của Viện Khoa học Trung Quốc là từ các tổ chức giáo dục đại học, bao gồm 39,3% tổng số; 234 thành viên của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc cũng là từ các tổ chức giáo dục đại học, bao gồm 37,7% tổng số. Các điều kiện sống và làm việc của giáo viên của chúng tôi đã được cải thiện một cách nhất quán.
-         Thành tựu thứ sáu: Một cách tiếp cận phát triển giáo dục đặc sắc Trung Quốc đã được xác định và áp dụng.
Khuôn khổ chung của hệ thống giáo dục đặc sắc Trung Quốc đã được thành lập. Nhấn mạnh vào cải cách và đổi mới, Trung Quốc đã giữ tốc độ với thời gian và cải cách thúc đẩy hệ thống quản lý, hệ thống trường học và hệ thống đầu vào. Trong năm 2007, tổng kinh phí cho giáo dục là 1214807000000 nhân dân tệ, 129 lần so với năm 1978. Trong số này, các nguồn tài trợ tài chính quốc gia là 828.021.000.000 RMB. Một hệ thống pháp luật giáo dục pháp luật, quy định và quy tắc như ba cấp độ đã được hình thành dần dần. Thanh tra giáo dục đã không ngừng tăng cường.
Một hệ thống giáo dục hiện đại đã được phát triển. Trong năm 2008, tổng số sinh viên trong tất cả các loại trường học ở Trung Quốc đạt 260 triệu USD, trong đó gần như 160 triệu sinh viên đã tham gia vào giáo dục bắt buộc. Trong số 19 triệu sinh viên tốt nghiệp
trường trung học cơ sở, 85% tiếp tục học tại các trường phổ thông. Trong số đó, gần 50% nhập vào giáo dục trung học chuyên nghiệp. Trong số các sinh viên tốt nghiệp từ 8,3 triệu trường trung học phổ thông thường, gần 73% tham gia vào các tổ chức giáo dục đại học, trong đó có gần 50% đã được ghi danh bởi các tổ chức dạy nghề cao hơn. Hơn 1 triệu sinh viên sau đại học cho các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ 240.000 ứng cử viên đã được học tập và nghiên cứu trong univerisities.
Một hệ thống mở cho hợp tác quốc tế và trao đổi ở nhiều cấp độ, trong khu vực rộng lớn và ở tất cả các kích thước đã được hình thành. Đến năm 2008, chúng tôi đã phát triển quan hệ hợp tác với 188 quốc gia, khu vực và các tổ chức quốc tế. Trong 30 năm qua, hơn 1,2 triệu người Trung Quốc đã đi ra nước ngoài để nghiên cứu, trong đó có hơn 300.000 người đã trở về Trung Quốc. Các trường đại học của chúng tôi đã nhận được hơn 1,2 triệu sinh viên quốc tế đến từ hơn 180 quốc gia và khu vực. Trong khi đó, 270 Học Viện Khổng Tử và lớp học Khổng Tử đã được thành lập ở các nước khác, trở thành một cơ sở quan trọng cho việc thúc đẩy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.
-         Thành tựu thứ bảy : Giáo dục đã có những đóng góp quan trọng vào quá trình hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa củaTrung Quốc.
Nhằm đảm bảo tiếp cận giáo dục cho tất cả các trẻ em đã được hoàn thành. Mô hình tổng thể phát triển giáo dục đã được hình thành ở Trung Quốc, trong đó một nền giáo dục bắt buộc cân bằng hơn sẽ được thúc đẩy, phổ cập giáo dục phổ thông sẽ được đẩy mạnh, giáo dục nghề nghiệp sẽ được phát triển với những nỗ lực nhiều hơn, chất lượng của giáo dục đại học sẽ được tiếp tục được cải thiện , giáo dục mầm non sẽ được chú trọng và giáo dục đặc biệt sẽ được chú ý đến. Trong năm 2008, tỷ lệ nhập học của trẻ em để nhận được giáo dục mầm non một năm trước khi giáo dục tiểu học đạt 70% và con số cho giáo dục phổ thông đạt 74%.
Giáo dục đã tạo ra một số lượng lớn các tài năng cho sự phát triển hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa. Trong 60 năm trước đó, giáo dục đã tạo ra hàng tỷ lao động chất lượng cao, hàng triệu các chuyên gia trong các chuyên gia khác nhau và các nhóm tài năng xuất sắc sáng tạo. Hiện nay, trung bình học năm cho người trên 15 tuổi và để cung cấp mới của lực lượng lao động đã vượt quá 8,5 năm và 11 năm tương ứng. Hơn 82 triệu người trong việc làm đã nhận được giáo dục cao hơn, làm cho Trung Quốc tham gia lãnh đạo các nước đang phát triển. Thay đổi cơ bản này đại diện cho rằng chúng tôi đã thay đổi từ một quốc gia có dân số lớn cho một quốc gia giàu tài nguyên con người, biến gánh nặng dân số vào một hồ bơi phong phú của nguồn nhân lực.
Giáo dục đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển quốc gia về kiến ​​thức. Trong năm 2008, kinh phí nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học đạt 65450000000 nhân dân tệ, hơn 8 lần so với năm 1998. Hơn 140 quốc gia phòng thí nghiệm trọng và các trung tâm kỹ thuật và hơn 90 cơ sở khoa học xã hội quốc gia được đặt tại các trường đại học của Trung Quốc.  Kết quả tốt đẹp trong nghiên cứu khoa học cơ bản, áp
dụng nghiên cứu khoa học và công nghiệp công nghệ cao đã đạt được, đại diện cho các trường đại học đã trở thành một lực lượng quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia sáng tạo

2.3 Liên hệ với Việt Nam

2.3.1 Thành tựu giáo dục Việt Nam

2.3.1.1 Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân.
Trong giai đoạn 2001 - 2010, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học tăng nhanh, trong đó mẫu giáo 5 tuổi tăng từ 72% lên 98%; tiểu học từ 94% lên 97%; trung học cơ sở từ 70% lên 83%; trung học phổ thông từ 33% lên 50%; quy mô đào tạo nghề tăng 3,08 lần, trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,69 lần; quy mô giáo dục đại học tăng 2,35 lần. Năm 2010, số sinh viên cao đẳng và đại học trên một vạn dân đạt 227; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 40%, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.
Mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển rộng khắp trong toàn quốc đã mở rộng cơ hội học tập cho mọi người, bước đầu xây dựng xã hội học tập. Đã xóa được "xã trắng" về giáo dục mầm non; trường tiểu học có ở tất cả các xã, trường trung học cơ sở đã có ở hầu hết các xã hoặc liên xã; trường trung học phổ thông có ở tất cả các huyện. Các tỉnh và huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số đã có trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú. Mạng lưới trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng phát triển mạnh. Các cơ sở đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học được thành lập ở hầu hết các địa bàn đông dân cư, các vùng, các địa phương, kể cả ở vùng khó khăn như Tây Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long. 
Cả nước đã hoàn thành mục tiêu xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang đẩy mạnh thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; một số địa phương đang thực hiện phổ cập giáo dục trung học.
2.3.1.2 Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo có tiến bộ
      Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của học sinh, sinh viên được nâng cao một bước. Số đông học sinh, sinh viên tốt nghiệp có hoài bão lập thân, lập nghiệp và tinh thần tự lập; đại bộ phận sinh viên tốt nghiệp đã có việc làm. Phát triển giáo dục và đào tạo đã chuyển theo hướng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ; đã mở thêm nhiều ngành nghề đào tạo mới,  bước đầu đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.
Chất lượng giáo dục mũi nhọn đã được coi trọng thông qua việc phát triển hệ thống trường chuyên, trường năng khiếu và thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng cao, chương trình tiên tiến ở nhiều trường đại học và cao đẳng nghề.
2.3.1.3 Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt người dân tộc thiểu số, con em các gia đình nghèo, trẻ em gái và các đối tượng bị thiệt thòi ngày càng được quan tâm.
Về cơ bản, đã đạt được sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục phổ thông và giáo dục đại học. Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tiếp tục phát triển. Một số chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, cho vay đi học và hỗ trợ khác đối với học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc thực hiện công bằng xã hội và phát triển nguồn nhân lực chất lượng ngày một cao.
2.3.1.4 Công tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến tích cực theo hướng: khắc phục các tiêu cực trong ngành, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;
Đổi mới cơ chế tài chính của ngành giáo dục; tăng cường phân cấp quản lý giáo dục, quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ sở giáo dục; ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin; hình thành giám sát xã hội đối với chất lượng giáo dục và đào tạo; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng từ Trung ương đến địa phương và các cơ sở giáo dục; đẩy mạnh cải cách hành chính trong toàn ngành; mở rộng môi trường giáo dục thân thiện, khuyến khích tính tích cực, chủ động trong học sinh, sinh viên; đổi mới và tăng cường giáo dục truyền thống và văn hóa dân tộc.
2.3.1.5 Chất lượng của giáo viên
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tăng nhanh về số lượng, nâng dần về chất lượng, từng bước khắc phục một phần bất hợp lý về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục và phát triển các cấp học và trình độ đào tạo.
2.3.1.6
Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng nhanh, từ 15,3% năm 2001 lên 20% tổng chi ngân sách năm 2010. Công tác xã hội hoá giáo dục đã đạt được những kết quả quan trọng, nhất là huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, mở trường và đóng góp kinh phí cho giáo dục. Các nguồn đầu tư cho giáo dục ngày càng được kiểm soát chặt chẽ và tăng dần hiệu quả sử dụng.
2.3.1.7 Giáo dục ngoài công lập
Giáo dục ngoài công lập phát triển, đặc biệt trong giáo dục nghề  nghiệp và đại học. Trong 10 năm vừa qua, tỷ trọng quy mô đào tạo ngoài công lập trong tổng quy mô đào tạo tăng: sơ cấp nghề tăng từ 28% lên 44%, trung cấp và cao đẳng nghề tăng từ 1,5% lên 5,5%, trung cấp chuyên nghiệp tăng từ 5,6% lên 27,2%, cao đẳng tăng từ 7,9% lên 19,9%, đại học tăng từ 12,2% lên 13,2%.
2.3.1.8 Cơ sở vật chất nhà trường được cải thiện.
Tỷ lệ phòng học kiên cố tăng từ 52% năm 2006 lên 71% năm 2010. Nhà công vụ cho giáo viên và kí túc xá cho học sinh, sinh viên đã được ưu tiên đầu tư xây dựng và tăng dần trong những năm gần đây.
2.3.1.9 Đóng ghóp quá trình hiện đại quá xã hội
Những thành tựu của giáo dục nước ta đã đóng góp quan trọng trong việc nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, tạo điều kiện cho đất nước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.

 2.3.2 Những hạn chế của giáo dục Việt Nam

2.3.2.1 Về đường lối giáo dục
Luật Giáo Dục được Quốc Hội Việt Nam hiện nay, thông qua vào tháng 6 mang  tên Luật Giáo Dục năm 2005 thay vì sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Gíao  Dục năm 1998. Đồng thời đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam cũng thông  qua  ngày 2/11 bởi Chính Phủ.Tuy nhiên;về cơ cấu, hệ thống và mạng lưới giáo  dục: còn quá rườm rà và hoạt động thiếu hiệu quả, thậm chí ngay chính những  viên chức trong guồng máy giáo dục hiện nay ở Việt Nam cũng phải kêu lên rằng  “khẩu hiệu xã hội hóa giáo dục đang bị chính Bộ Gíao Dục kìm kẹp” (?) Mặt  khác, trên thực tế chính phủ luôn can thiệp quá sâu vào công việc của giáo dục  và nhà trường, quyền tự chủ được trao vẫn chỉ là trên hình thức.   Đã có những nhận xét và lời khuyên của một số nhà khoa học trên thế giới về  tình hình giáo dục ở Việt Nam.  ”Chính phủ không nên can thiệp quá sâu vào việc của các trường” (Tiến sĩ Mark.  A. Ashwill  – Gíam đốc Viện Giáo Dục Quốc Tế tại Việt Nam).(1)  “Chính phủ chỉ có trách nhiệm cấp giấy phép và đề ra một số quy định chuẩn …  Cần có cơ quan kiểm định giáo dục độc lập …” (TS. Steven Harvey – Gíam đốc  Trung Tâm Quốc Tế, ĐH Southern New Hampshire).(2)  “Đơn giản hóa luật lệ sẽ kích thích sự phát triển” (Ông Mark Halett – Gíam đốc  chương trình Sinh Viên và Học bổng Quốc Tế, Đại Học Colorado State) v.v…(3)

2.3.2.2 Về việc xây dựng qui trình, nội dung và phương pháp đào tạo: cho đến  nay  vẫn chưa có gì mới và tiến bộ hơn.
Sách giáo khoa (SGK) được biên soạn vẫn không đáp ứng được với nhu  cầu phát triển chung của khu vực và quốc tế. Sự sai xót, tính giáo điều và sự  chọn lọc còn kém. Độc quyền SGK, phản ánh thực trạng rập khuôn, tính cửa  quyền và tư duy kém trong quản lý giáo dục. Nói chung một phương tiện cơ bản  của giáo dục lại kém hiệu quả và chất lượng.
Mặt khác hình thức giáo dục nặng về lý thuyết kém thực hành, cũng như  lối dạy học “tạo nhiều áp lực” cho học sinh, vô hình chung gây tác hại rất nhiều  cho học sinh về mặt thể chất lẫn tinh thần.Những định hướng giảm nhẹ nội dung  sách giáo khoa, giảm tải cho học sinh. thực chất chỉ là hình thức, không hiệu quả và không có tác dụng. Do nhiều nguyên nhân, về sâu xa vẫn do cơ chế quản lý  giáo dục bất cập và chồng chéo nhưng kém hiệu quả
và năng động. Ngay cả  việc phổ biến như phân ban trong giáo dục phổ thông, làm mãi vẫn không thấy  ổn, thể hiện sự lúng túng và làm rối rắm thêm cho hoạt động giáo dục.
Giáo dục không hiệu quả có thể thấy được, thông qua việc các nhà đầu  tư về sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước hiện nay, rất khó tuyển dụng  được ngừơi đáp ứng đầy đủ nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của  mình, do đầu ra của giáo dục Việt Nam kém cỏi, nặng lý thuyết hơn thực hành  và ứng dụng, không cung ứng nổi lực lượng lao động có trình độ khoa học kỹ  thuật như mong muốn của nhà sản xuất và đầu tư. Nói đến tuyển dụng lao động  ở Việt Nam, khái niệm “lao động phổ thông” gần như là phổ biến là vì vậy?! Ngay  đến cả sinh viên tốt nghiệp đại học cũng khó kiếm việc vì tệ nạn ưu tiên cho con em  cán bộ, quen biết, “thủ tục đầu tiên” ngăn trở … mặt khác do kiến thức được  cung cấp và đào tạo ở trường đại học không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh  trong thực tiển. 
2.3.2.3 Cơ sở vật chất cho giáo dục vẫn còn nhiều yếu kém.
Tình trạng học sinh học chung với lũ, học sinh học tập dưới mái nhà siêu vẹo,  học sinh đi học bằng phương tiện tàu đò chưa an toàn … Vẽ lên hình ảnh chung  còn nhiều khó khăn và thiếu thốn, của giáo dục tại các địa phương ở Việt Nam.
Đầu tư cho giáo dục cón quá khiêm nhường trước những đòi hỏi bức xức  thường xuyên của ngành giáo dục. Trong khi đó, đã có những viên chức tham  nhũng tiền bạc nhân dân đóng góp lên tới bạc tỷ, vừa làm xói mòn niềm tin của  ngừơi dân vừa gây hậu quả nặng nề cho xã hội
2.3.2.4 Vấn nạn của giáo dục Việt Nam còn quá nhiều
  Ở đây xin nêu ra một số vấn nạn:  -  Tệ nạn hống hách cửa quyền của viên chức giáo dục các cấp. 
-  Tệ nạn chạy theo bằng cấp, học giả, bằng giả, làm luận án thuê … tràn lan. 
-  Tệ nạn tham nhũng phổ biến khắp nơi trong ngành giáo 
-  Tệ chuộng hình thức và thành tích ảo trong giáo dục là căn bệnh trầm kha của  giáo dục Việt Nam hiện nay. Một thực trạng nghiêm trọng dẫn đến một hậu quả  khó lường. Có người nói nền giáo dục hiện nay ở Việt Nam là nền giáo dục hình thức, chỉ tạo ra những công dân có tính hình thức tự ngay trên ghế nhà trường  dẫn đến xã hội bị hình thức hóa, dẫn đến việc “không biết mình, biết người”, hậu  quả là giáo dục tụt hậu so với khu vực và thế giới. 
-  Tệ nạn phản tác dụng của giáo dục. Giáo dục thì kêu gọi học sinh sinh viên  năng động hơn, mạnh dạn trong phát triển kiến thức tư duy. Trong khi đó quyền  tự do dân chủ trong học tập bị hạn chế, phát biểu phê bình một bài văn bài thơ  trái ý thầy, trái ý Sở Giáo dục … là không được chấp nhận. Lối giáo dục như  vậy, thực tế phát huy tác dụng ngược, làm học sinh hoặc là thụ động muốn yên  thân thì cứ tụng những điều được học được tuyên truyền hoặc là trở nên chán  nản, thờ ơ trước mọi việc kể cả vận mệnh đất nước vì có quan tâm cũng không  được nói, mà có nói cũng chẳng ai chịu lắng nghe hay giải quyết đúng đắn.
 -  Tệ nạn “học gạo”, “học tủ” phổ biến như một cách học cần thiết của giới học  sinh sinh  viên Việt Nam  trong nước. Điều này có nguồn gốc sâu xa từ học trình  kéo dài 9 tháng / năm. Trong khi đó ở nước khác như Mỹ chẳng hạn, một mùa  học thường ngắn.
Sinh viên Mỹ làm bài tập và bài trắc nghiệm thường xuyên, saa một  hai chương có bài kiểm tra ngay, học sinh dễ nhớ kiến thức đã học. Còn Việt  Nam, đợi 9 tháng mới thi lên lớp, học sinh sinh viên dễ quên điều đã học, sinh ra việc  học gạo học tủ. Lối học này bị đánh giá là lối học “đối ứng” hay “đối phó”, làm  giới trẻ dễ bị stress, hao mòn sức lực vô lý và làm cằn cỗi bộ óc con người trước  tuổi, hay cũng có thể làm con người ta trở nên kẻ thiếu sáng tạo chỉ biết rập  khuôn theo người khác.
 -  Tệ “đa rào cản” trong giáo dục: Việt Nam hiện nay có thể xem là một trong  những nước còn áp dụng việc dùng thi cử để loại bỏ bớt các học sinh trung học,  rồi lại dùng các kỳ thi tuyển đại học để loại bỏ lần nữa. Phải chăng như vậy là  hạn chế quyền được học hành của người dân, là không công bằng và dân chủ.  Ngay cả trong việc thi tú tài (Việt Nam gọi là thi tốt nghiệp phổ thông) nếu thực  sự thi nghiêm túc, không gian lận và tiêu cực, theo nhiều chuyên gia trong và  ngoài nước có lẽ tỉ lệ thí sinh đỗ không quá 50-60% (cá biệt có nơi chỉ đạt 20- 30%), đồng nghĩa với việc không dưới nửa triệu người hay thậm chí cao hơn sẽ  thi hỏng. 
-  Tệ nạn “xơ hóa trong suy nghĩ” của học sinh. Điều này là một vấn nạn lớn mà có người còn gọi là một thất bại lớn của nền giáo dục Việt Nam hiện nay. Học  sinh trong nước hiện nay đa phần chỉ biết học thuộc lòng và nói theo những gì  sách giáo khoa viết những gì được thầy cô hướng dẫn cho. Sự phê bình thẳng  thắn, những sáng kiến trong học tập xuất phát từ sự tư duy và sự năng động  trong suy nghĩ của học sinh gần như bị triệt tiêu

2.4  Bài học đối với Việt Nam

Từ những thực trạng trên của giáo dục VIỆT NAM và những thành tựu  trong giáo dục của TRUNG QUỐC ;VIỆT NAM có thể rút ra nhiều bài học : 
-         Phải thay đổi chế độ quản lý đối với giáo dục  Đa số trường ĐH ở ta cứ quan niệm nâng cao chất lượng giáo dục đào  tạo là phải có tiền, đầu tư cơ sở vật chất, chất lượng đầu vào của người học...  Nhưng ở các nước không phải thế. Cái chính là phải thay đổi trình độ quản lý,  cách thức quản lý. Chất lượng giáo dục ĐH phụ thuộc vào cơ chế quản lý của  Bộ GD&ĐT. Hiện nay, việc quản lý này phụ thuộc vào quá nhiều vấn đề chi  tiết. Chẳng hạn, chương trình đào tạo ngoại ngữ Bộ giao theo số tiết quy định  quá ít thì các trường không thể đào tạo có chất lượng được. Hãy cho các trường  quyền tự chủ, tự quyết định cơ chế quản lý, đào tạo... 
-         Nhiệm vụ của giáo dục là  phát triển cá nhân và giáo dục công dân   Sự phát triển cá nhân phải toàn diện, bao gồm cả đức, trí, thể, mỹ và tính xã hội   Giáo dục đào tạo con người có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, và bè  bạn   Giáo dục đào tạo con người có ý thức trách nhiệm với cộng đồng và đất nước  Ðể làm tốt nhiệm vụ nói trên, các cơ quan giáo dục phải giúp trẻ em khám phá  những tài năng riêng biệt của chúng, ý thức rõ tất cả tiềm năng, và phát triển  lòng đam mê học hỏi cho suốt cả cuộc đời.
-         Có những chính sách tận dụng nguồn nhân lực trong nước, từ đó tiến tới  thu hút nguồn chất xám từ nước ngoài, du nhập khoa học bằng hai con đường:  cử người thực tập dài hạn ở các trung tâm khoa học hàng đầu thế giới và mời  chuyên gia có kinh nghiệmn đến Việt Nam. Phải hoàn thiện và đưa vào triển khai  đề án thu hút chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài, các chuyên gia và nhà khoa  học nước ngoài làm việc tại các trường ĐH Việt Nam.
-         Đầu tư cho giáo dục có trọng điểm, hiệu quả, hợp lý.  Nhà nước chỉ đầu tư vào rất ít trường công lập để có chất lượng mẫu  mực, có chính sách tín dụng thích hợp để thu hút đào tạo nhân tài. Còn khối  ngoài công lập được tạo điều kiện phát triển, nhất là khuyến khích việc liên  thông, liên kết với nước ngoài, mời gọi các ĐH quốc tế đặt chi nhánh. Chính  những điều này thu hút người học và cũng chính đối tác liên kết sẽ buộc cơ sở  giáo dục trong nước nâng cao chất lượng cũng như về cơ sở vật chất. Bài học  từ Trung Quốc hoàn toàn có thể áp dụng ở Việt  Nam
-         Nhiệm vụ của giáo dục là phát triển cá nhân và giáo dục công dân   Sự phát triển cá nhân phải toàn diện, bao gồm cả đức, trí, thể, mỹ và tính xã hội   Giáo dục đào tạo.Xây dựng lại cơ sở hạ tầng giáo dục;xây dựng mô hình  giáo  dục toàn diện cả 3 cấp phù hợp với nước ta; đào tạo với chất lượng giáo dục  cao ngay  từ bậc tiểu học; trung học lên đến đại học và sau đại hoc. Tạo môi  trường giáo dục–đào tạo chất lượng giáo dục cao và nâng cao chất lượng giáo  dục đối với cả giáo viên, học sinh va sinh viên.
Bài học dễ rút ra cho giáo dục Việt Nam là: Nam, không chỉ góp phần  nâng cao chất lượng giáo dục, mà ngoại tệ đổ ra nước ngoài qua đường du học  có thể sẽ giảm đi, vì người Việt có thể học chương trình nước ngoài ngay trong  nước. Khi đó, không phải chúng ta là đối tượng được xúc tiến du học mà có thể  xuất khẩu giáo dục cho vài quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào... vốn có  quá trình gắn kết với giáo dục Việt Nam. Tiếc rằng, bài học đó hình như chúng ta  đang làm ngược lại, hoặc là "ai cũng hiểu chỉ một vài người không... thèm hiểu!"

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đề cương môn học tự chọn Lịch Sử Kinh Tế Quốc Dân
2.  Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước – NXB ĐH Quốc Gia TP.HCM
3. Giáo trình Lịch sử kinh tế - NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân
4. Wedsite:
- vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_tế_Trung_Quốc
- vi.wikipedia.org/wiki/Thể_loại:Giáo_dục_Trung_Quốc



Post a Comment

0 Comments